Kiến thức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Phong cảnh và Tự nhiên

Nhiếp ảnh đời thường

Tin tức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Đen trắng

You are here

CHỤP ẢNH PHƠI SÁNG LÀ GÌ ? HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHỤP PHƠI SÁNG DỄ THỰC HIỆN

Chắc hẳn chúng ta đã từng thấy những tấm ảnh đầy mê hoặc với mặt biển sóng mềm như bông, hay những vệt sáng kéo dài trên đường phố - đó chính là nhiếp ảnh chụp phơi sáng.

chụp ảnh phơi sáng là gì
Chụp ảnh phơi sáng. Ảnh Rùa Nhỏ.


Vậy chụp ảnh phơi sáng là gì ?

Tìm hiểu cấu tạo máy ảnh, chúng ta sẽ thấy được, bộ phận điều chỉnh mức thu nhận ánh sáng trên cảm biến chính là màn trập. Tốc độ màn trập thông thường cho sinh hoạt hàng ngày là 1/40s - 1/250s, cho chuyển động thể thao là 1/300s - 1/1000s và nhanh hơn thế nữa. Khi tốc độ màn trập ấy được set thông số chậm lại, từ 1s, 2s cho đến vài phút, thậm chí là vài giờ đồng hồ, ta gọi đó là chụp ảnh phơi sáng.

Tác dụng của chụp ảnh phơi sáng

Chụp ảnh phơi sáng có mấy tác dụng chính sau:

- Thu ánh sáng nhiều hơn mà không cần đẩy ISO lên cao khiến ảnh mịn màng, sắc nét.
- Làm mềm hóa các chuyển động như sóng nước, mây trôi,...
- Làm biến mất các hoạt động của những chủ thể chuyển động như con người, chim, chó, xe cô,... tạo những hiệu ứng ánh sáng lạ mắt.
chụp ảnh phơi sáng là gì
Chụp mặt biển phẳng lặng với thời gian phơi sáng là 6s, ISO 50, F13

chụp ảnh phơi sáng là gì
Chụp mặt biển phặng lặng với thời gian phơi sáng là 320s, ISO 50, F13

Khi nào sử dụng kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng

Kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng áp dụng khi:

- Muốn ảnh đủ sáng trong môi trường thiếu sáng (phòng kín, ban đêm) mà không giảm chất lượng bởi việc đẩy ISO lên cao, hoặc không muốn dùng flash và đèn trợ sáng.
- Muốn biến mất các chuyển động gây rối của các chủ thể con người, chim, chó, xe cô,..
- Muốn tạo hiệu ứng mây trôi, sóng mềm, mặt nước phẳng lặng đẹp mắt.

chụp ảnh phơi sáng là gì
Chụp mặt biển sóng bồng bềnh với thời gian phơi sáng là 2s, ISO 50, F13

Hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng:

Chuẩn bị: 

Chân máy (tripod), ND filter 3 stop, 6 stop, 10 stop tùy theo nhu cầu, dây bấm mềm hoặc remote shutter.

Cách chụp ảnh:

- Đặt máy ảnh vững vàng trên chân máy.
- Set ISO ở mức 50, 100 hoặc 200.
- Chuyển chế độ chụp hình sang chế độ S (ưu tiên tốc độ)
- Với các loại hình chụp trong môi trường thiếu sáng (phòng kín, ban đêm)hoặc muốn biến mất các chuyển động gây rối của các chủ thể con người, chim, chó, xe cộ,... có thể set ảnh ở 1s-30s tùy theo mức độ sáng tối và mức khép khẩu độ Aperture.
- Với loại hình chụp mây trôi, mặt nước phẳng lặng, ta phải chuyển sang chế độ Bult để chụp với thời gian phơi sáng trên 30s. Sử dụng dây bấm mềm hoặc remote để set up thời gian phơi sáng đảm bảo hiệu ứng ảnh đẹp mắt cho phù hợp.

Chú ý với chụp phơi sáng ban ngày:

- Nếu bạn chụp vào sáng sớm hoặc chiều muộn hoàng hôn, bạn có thể chưa cần đến ND filter (một loại kính lọc nhằm giảm lượng sáng đi vào thấu kính).
- Tuy nhiên tại các thời điểm khác trong ngày, nếu với cách chụp trên thì dù bạn có siết khẩu nhỏ đến đâu, hình ảnh vẫn bị cháy sáng. Khi đó để giảm sáng tới mức phù hợp, ta sử dụng ND filter 3 stop, 6 stop hay 10 stop hoặc hơn nữa, tùy theo mục đích sử dụng.

filter chụp phơi sáng
Filter vuông gắn trước ống kính nhằm giảm bớt lượng sáng đi vào cảm biến
chụp ảnh phơi sáng là gì
Chụp mặt biển sóng bồng bềnh với thời gian phơi sáng là 0,8s, ISO 50, F16
chụp ảnh phơi sáng là gì
Chụp dải ngân hà với thời gian phơi sáng là 30s, ISO 3200, F16
Trên đây là kiến thức cơ bản về kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng. Mọi thắc mắc cần hỏi, bạn vui lòng gửi email tới WikiNhiepanh@gmail.com. Cám ơn bạn đã theo dõi. Chúc bạn có được thật nhiều tác phẩm nhiếp ảnh đẹp trong thời gian tới.

Wiki Việt Nam

Wiki Nhiếp ảnh

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply