Kiến thức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Phong cảnh và Tự nhiên

Nhiếp ảnh đời thường

Tin tức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Đen trắng

You are here

HÁT BỘI ĐẦU NĂM - TUỒNG NGỌC KỲ LÂN XUẤT THẾ - NHỮNG GÓC ẢNH ĐẸP

Sáng 22/2, tại lăng Ông Bà Chiểu, TP.HCM diễn ra lễ cúng đầu năm Mậu Tuất và trình diễn hát bội. Hàng nghìn người dân đổ về cầu tài lộc và xem tuồng.


Sáng 22/2/2018, tại lăng Ông Bà Chiểu diễn ra lệ cúng ông và trình diễn hát bội tuồng cổ Ngọc Kỳ Lân xuất thế. Lăng Ông còn gọi là Thượng Công miếu, là mộ phần và là nơi thờ tả quân Lê Văn Duyệt, người có công khai khẩn đất Phương Nam.

Sau lễ cúng là phần trình diễn hát bội tuồng cổ Ngọc Kỳ Lân xuất thế. Các nghệ sĩ hóa trang chuẩn bị cho màn trình diễn.

Ông Hữu Lập - người có hơn 25 năm gắn bó về nghệ thuật tuồng, hò Quảng đang hóa trang chuẩn bị cho vai diễn tiên ông và tể tướng của mình. Lần này ông tham gia cùng đoàn của nghệ sĩ ưu Ngọc Khanh.

Nghệ sĩ Đoàn Minh Khoa (nghệ danh Khánh Minh) cháu nội nghệ sĩ Ngọc Khanh đang trang điểm cho vai diễn của mình.

Nhìn lướt qua, hóa trang hát bội khá giống với ký kịch trung Hoa, nhưng kỳ thực lại khác rất xa. Tùy theo nhân vật là kép, tướng, đào, đào võ, lão mà sẽ có hóa trang khuôn mặt khác nhau. Cô đào hóa trang mặt trăng thể hiện xinh đẹp và có tính cách trầm tĩnh dịu dàng.

Hóa trang vẽ mặt là công đoạn cực kỳ công phu và quan trọng nhất trong hát bội. Vì thế, các nghệ sĩ luôn tỉ mỉ để có gương mặt nhân vật đẹp nhất, thể hiện đúng thần thái nhất. Quá trình này có thể kéo dài đến một tiếng hoặc hơn, tùy theo độ khó của của mặt.

Hàng trăm người dân thích thú tề tựu trước sân khấu để xem những màn trình diễn đặc sắc của các nghệ sĩ hát bội.

Đoàn Ngọc Khanh là đoàn hát bội lâu năm, uy tín và có nhiều thế hệ tài năng nhất hiện nay nên rất được mong đợi.

Nghệ sĩ Kim Hiền đào chánh đóng vai Ngọc Kỳ Lân trình diễn những màn múa điêu luyện.

Trang phục khá sặc sỡ, như mão lông trĩ, cờ lệnh sau lưng, vạt che trước, nhưng vẫn gần gũi với trang phục dân tộc Việt Nam và thường đơn giản cho nghệ sĩ biểu diễn. Đạo cụ hát bội thường có kiếm, đao, thương, búa, quạt, cờ, kim giản, roi ngựa, phất trần, đuốc, bầu rượu...

Nghệ sĩ Minh Được - kép chính đóng vai nhà vua. Họ say sưa trong vai diễn còn bên dưới khán giả vỗ tay không ngớt.

Trong lúc nghệ sĩ Minh Được trình diễn, các nghễ sĩ khác theo dõi sau cánh gà để đợi tới vai diễn của mình.

Nghệ sĩ Hữu Lập chuẩn bị trong hậu trường cho vai diễn tiên ông. Nghệ sĩ Hiếu Chẩn và Hùng bò (tên gọi vui trong đoàn) diễn cùng với vai ông Phúc và ông Lộc.

Đằng sau cánh gà, nghệ sĩ Ngọc Khanh luôn theo dõi và điều phối từng màn diễn của các anh em nghệ sĩ trong đoàn.

Những nghệ sĩ trong lúc chờ ra diễn thì kiêm luôn kéo màn cho bạn diễn.

Một nghệ sĩ chuẩn bị chờ trong cánh gà chờ đến tiết mục của mình.

Trong khi chưa đến vai diễn thì các nghệ sĩ sẽ hỗ trợ giúp đỡ nhau như vận chỉnh trang phục cho chỉn chu.

Sau mỗi màn trình diễn các nghệ sĩ đều cuối đầu chào khán giả như thể hiện sự trân trọng họ đã quý mến và xem các màn trình diễn.

Nghệ sĩ Ngọc Khanh cũng bày tỏ niềm vui năm nay đoàn có lịch biểu diễn khá nhiều nên đợi sống của các nghệ sĩ cũng tốt hơn nhiều. Sắp tới đoàn sẽ có 3 đêm 16, 17, 18 tháng Giêng âm lịch tại đình Phú Nhuận.
Source: Báo Mới.

Wiki Việt Nam

Wiki Nhiếp ảnh

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply