Kiến thức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Phong cảnh và Tự nhiên

Nhiếp ảnh đời thường

Tin tức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Đen trắng

You are here

ISO MÁY ẢNH LÀ GÌ ? CÁCH CHỈNH ISO TRONG MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ

Chơi nhiếp ảnh cũng có nghĩa phải làm chủ được các thông số ánh sáng. Một trong các khái niệm cơ bản mà vô cùng quan trọng đó là Độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh. Hôm nay, Wiki Nhiếp ảnh xin được giải đáp câu hỏi quan trọng: ISO máy ảnh là gì ? Hướng dẫn cách chỉnh ISO trong máy ảnh kỹ thuật số hiện nay.
ISO máy ảnh là gì, cách chỉnh iso trong máy ảnh kỹ thuật số
Iso là gì


Trong chụp ảnh, chúng ta có khái niệm Tam giác Ánh sáng. Đó là sự tổng hợp từ 3 yếu tố quyết định mức độ sáng của một tấm hình: ISO, khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập. Để kiểm soát 3 yếu tố này, tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều cho chúng ta 4 chế độ chụp ảnh: A (ưu tiên khẩu độ), S (ưu tiên tốc độ), P (tự động), M (điều chỉnh bằng tay hoàn toàn). Chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu 3 yếu tố trên.
ISO máy ảnh là gì, cách chỉnh iso trong máy ảnh kỹ thuật số
Tam giác ánh sáng trong máy ảnh
Xem thêm: Tốc độ màn trập là gì?

ISO trong máy ảnh là gì ?

ISO chỉ đơn giản là viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization of Standardization), là cơ quan quản lý chính chuẩn hóa mức độ nhạy cảm cho cảm biến máy ảnh (trong số nhiều thứ khác). Thuật ngữ này được chuyển từ hệ máy ảnh dùng phim qua. Tiêu chuẩn ánh sáng này rất quan trọng trên các máy ảnh khác nhau để chúng ta tin rằng giá trị phơi sáng sẽ bằng nhau. Dù là máy Canon, Nikon, Sony hay bất kỳ thương hiệu máy ảnh nào khác.

Hiểu đơn giản hơn ISO máy ảnh là gì ?

Cấu tạo cảm biến máy ảnh có các pixcel. Các pixcel này có chức năng thu sáng từ ống kính đưa vào. Mức độ nhạy sáng của pixcel chính là ISO.
iso máy ảnh là gì 1
Máy ảnh số thường có cài đặt mức độ nhạy sáng ISO nằm trong khoảng từ 100 (độ nhạy thấp) đến 25.600 hoặc cao hơn (độ nhạy cao). Một số máy có khả năng cho độ nhạy sáng thấp hơn như: 50, 65, 85 để chụp trong trường hợp môi trường bên ngoài dư sáng cao hoặc chụp phơi sáng.
ISO LÀ GÌ
Các mức ISO trên máy Canon
Giống như tốc độ cửa chớp và độ mở ống kính, các giá trị ISO tương ứng với các stop. Trong trường hợp này việc tăng 1 stop là tăng gấp đôi độ nhạy sáng ISO. Cụ thể: bạn đang chụp tại ISO 100, khi bạn tăng lên ISO 200 là tăng 1 stop, tăng lên ISO 400 là tăng 2 stop, và cứ như vậy (tất nhiên, đang giả thử yếu tố khẩu độ và yếu tố tốc độ màn trập là không đổi).
Ngoài việc đơn giản thay đổi độ phơi sáng, ISO cũng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Đẩy ISO lên cao thường tạo noise cho bức hình, hay còn gọi là nhiễu hạt như hình này:
Hình bị bệt và xuất hiện Noise (bên phải) khi đẩy ISO lên cao
Ngày nay các máy kỹ thuật số tiên tiến đã sử lý khá tốt việc gây nhiễu hạt trên ảnh, chúng ta có thể đẩy ISO lên cao tới 3200, thậm chí 6400 vẫn có được chất lượng ảnh tốt.

Cách điều chỉnh ISO khi chụp ảnh trên máy kỹ thuật số

Điều chỉnh ISO với máy ảnh Canon

Bạn vào Quick Menu, tới thông số như hình, đẩy bánh sẽ tròn để tăng giảm ISO.
iso máy ảnh là gì

Điều chỉnh ISO với máy ảnh Nikon

Bạn vào menu, chọn ISO sensitivity để thay đổi trị số. 
iso trong máy ảnh

Điều chỉnh ISO với máy ảnh Sony

Bạn vào menu, chọn ISO để thay đổi trị số, hoặc tạo phím tắt theo ý mình để nhanh chóng điều chỉnh (Sony cho phép tùy chỉnh vị trí phím tắt).
iso máy ảnh kỹ thuật số
Các máy khác bạn có thể tìm hiểu với các nguyên lý tương tự nhé!

Các lưu ý cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh ISO khi chụp ảnh trên máy kỹ thuật số:

- Chú ý là ISO nên được thiết lập ở mức độ thấp nhất có thể bởi càng tăng ISO thì hình càng nhiễu (và giảm bão hòa màu, rút ngắn dãy tương phản)
- Tăng ISO chỉ khi muốn duy trì tốc độ chụp tối thiểu không thấp hơn ngưỡng rung tay hoặc ngưỡng bắt dính chuyển động. Ngưỡng chống rung tay kinh điển ở máy phim 35mm là không chậm quá 1/tiêu cự tuy nhiên ở máy số hiện nay, nên là 1/2 lần tiêu cự hoặc 1/2,5 lần tiêu cự. Bắt dính chuyển động thì tùy chuyển động như thế nào mà xác định tốc độ cần thiết: 1/125s 1/500s...

Chúc các bạn vui vẻ với bộ môn nhiếp ảnh này!

Wiki Việt Nam

Wiki Nhiếp ảnh

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply