Kiến thức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Phong cảnh và Tự nhiên

Nhiếp ảnh đời thường

Tin tức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Đen trắng

You are here

QUY TẮC BỐ CỤC CHỤP ẢNH CHÂN DUNG, PHONG CẢNH CHUYÊN NGHIỆP

Nhiếp ảnh không phải cứ cầm máy lên là chụp. Cũng không phải quá gò bó khắt khe khuôn hình khiến khoảnh khắc mất đi cảm xúc. Tuy nhiên, có những mẫu số chung về "cái đẹp" cho các tác phẩm nhiếp ảnh. Một trong số đó là những quy tắc bố cục khung hình.


quy tac bo cuc chup anh chan dung phong canh
Quy tắc bố cục chụp ảnh phổ thông

Bố cục chụp ảnh là gì?

Đó là sự chủ động lựa chọn một khung hình, góc nhìn đầy chủ ý về một cảnh chụp để tạo ra một tấm hình cảm xúc và đẹp mắt. Sự chủ động ấy có thể dựa trên những quy tắc chung, cũng có thể là sự phá cách mới mẻ. Song trước khi đi đến sự phá cách nào, bạn cũng cần nắm rõ những gì đẹp đẽ nhất mà di sản nhiếp ảnh thế giới đã chia sẻ lại, được đúc kết từ những nghiên cứu về thẩm mỹ và kinh nghiệm chụp ảnh thực tế. Đó chính là những quy tắc bố cục được chia sẻ trong bài viết này.

Các bố cục chụp ảnh thông dụng

1. Quy tắc bố cục chụp ảnh 1/3

Đây là bố cục "thần thánh" được áp dụng phổ biến nhất trong nhiếp ảnh. Chia khung hình bằng các đường thẳng 1/3 như hình dưới, đưa các chủ thể vào đường 1/3 này. Nếu là các chủ thể chiếm diện tích nhỏ, hãy đưa chủ thể vào các điểm vàng - điểm giao nhau giữa các đường 1/3.
bố cục chụp ảnh chân dung
Bố cục 1/3 huyền thoại. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà

2. Quy tắc bố cục đường hội tụ

Các đường thẳng hội tụ về cùng một điểm trên ảnh sẽ tạo ra chiều sâu thu hút ánh mắt. Ảnh tạo cảm xúc mạnh mẽ.
bố cục chụp ảnh chân dung
Bố cục đường hội tụ. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà

3. Quy tắc bố cục đường dẫn hướng nhìn

Tìm ra một đường dẫn tự nhiên đi từ góc khung hình tới chủ thể chụp. Như vậy sẽ tạo được một sự liên kết chặt chẽ giữa chủ thể với toàn bộ khung hình.
bố cục chụp ảnh 06
Bố cục đường dẫn. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà

4. Quy tắc bố cục đóng khung

Đóng khung bởi các vật thể tự nhiên có liên quan đến chủ thể luôn tạo cảm xúc thú vị cho người xem. Như tấm hình dưới chụp người thợ mộc, khung được tạo bởi lỗ thủng trên thân gỗ rất bắt mắt.
bố cục chụp ảnh 05
Bố cục đóng khung. Ảnh Internet

5. Quy tắc bố cục tương phản

Chủ thể nổi bật trên backgroup bởi màu sắc hay hình khối. Tấm hình dưới cho thấy người mặc áo đỏ vừa theo bố cục đóng khung, vừa nổi bật tương phản với màu xanh của bức tường.
bố cục chụp ảnh 04
Bố cục tương phản. Ảnh Internet

6. Quy tắc bố cục lấp đầy khung hình

Bức ảnh chụp cụ già đầy nếp nhăn của nhiếp ảnh gia Rehahn, rất nổi tiếng, ra mắt công chúng năm 2014 đã sử dụng bố cục này để thể hiện nét đẹp của cụ già Việt Nam.
bố cục chụp ảnh 03
Bố cục lấp đầy khung hình. Ảnh Rehahn

7. Quy tắc bố cục hình mẫu lặp lại

Bức ảnh được đăng trên tạp chí Vision của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt. Người đội nón nổi bật giữa hình ảnh lặp lại của những bó hương đầy màu sắc.
bố cục chụp ảnh 02
Bố cục kiểu mẫu lặp lại. Ảnh Trần Tuấn Việt

8. Quy tắc bố cục đối xứng

Sự đối xứng trên dưới, trái phải cũng tạo hiệu ứng đẹp mắt.
Bố cục đối xứng. Ảnh Internet

Bố cục trong chụp ảnh phong cảnh

Ngoài các quy tắc bố cục chung ở trên đã nêu, trong nhiếp ảnh phong cảnh chúng ta cần chú ý thêm các điểm quan trọng sau:
- Không đặt chủ thể vào giữa tâm bức ảnh
- Mọi bức ảnh chỉ có một và chỉ một điểm mạnh duy nhất
- Hướng ánh mắt người xem đi từ ngoài vào trong bức ảnh
- Đường cong chữ S là thủ pháp bố cục được ưa chuộng nhất
- Đường chân trời không cắt ngang chính giữa mà phải nằm ở vị trí 1/3 trên hoặc dưới.
Dân "săn ảnh" thường nắm rõ rất nhiều cảnh đẹp. Nếu bạn cũng tới và làm theo những quy tắc cũ thì sẽ không có gì đặc sắc. Thử sáng tạo thêm, bạn sẽ thu hút bằng sự độc đáo của riêng mình.
bố cục chụp ảnh phong cảnh
Chú ý đường chân trời. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà

Bố cục trong chụp ảnh chân dung

Chụp chân dung muốn đẹp, thì ngoài các quy tắc bố cục chung ở trên, cần chú ý thêm các điểm:
- Nghiên cứu kỹ khuôn mặt của chủ thể, góc độ nào thì đẹp. Ví dụ khuôn mặt tròn thì góc chụp đẹp nhất phải là nghiêng 1/3, khuôn mặt hình tam giác thì chụp trực diện. Nếu bạn chụp trực diện khuôn mặt tròn thì tóc người mẫu bạn cho phủ xuống hai má để che bớt lại, tạo cho người xem cảm giác khuôn mặt dài ra.
- Không đặt người mẫu vào giữa tâm bức ảnh, hướng nhìn của người mẫu đưa về khoảng trống, tránh vật cản gây hạn chế giới hạn ánh mắt. Khi chụp toàn thân, đối với những người có chiều cao hơi thấp thì ta nên để máy ngang cằm hoặc cổ. Nhấn mạnh vào các điểm thu hút trên gương mặt chủ thể như đôi mắt đẹp, nụ cười duyên, mũi cao hay má lúm đồng tiền.
bố cục ảnh đẹp
Nhấn vào đôi mắt sáng và mái tóc. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà

Những tấm hình đẹp phá cách, không theo quy tắc bố cục nhiếp ảnh chung

Quy tắc vẫn chỉ là quy tắc. Mọi thứ đều có thể phá vỡ. Hãy ngắm thử các bức hình sau, bạn có thấy đẹp mắt không.
Nhớ nhà. Ảnh Thong Dong
quy tắc bố cục trong chụp ảnh
Làng chài Cửa Vạn. Ảnh Nguyên Khánh
bố cục trong chụp ảnh
Ảnh Abhay Khavinde
bố cục nhiếp ảnh
Ảnh Birka Qiedmaier
bố cục hình ảnh
Ảnh Rj Raj
bố cục ảnh
Ảnh Yo Gi
bố cục ảnh đẹp
Ảnh Du Bay
Những quy tắc nhiếp ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành góc nhìn cho người cầm máy. Cần nắm rõ và thực hành áp dụng cho các hoàn cảnh chụp khác nhau. Tuy nhiên, không nên quá cứng nhắc và lạm dụng để tránh chụp phải những bức hình giống của người khác. Nếu có thể, hãy phá bỏ các quy tắc và vận dụng khả năng sáng tạo của mình để tạo ra những kiểu bố cục mới lạ.
Xem thêm: TIÊU CỰ ỐNG KÍNH LÀ GÌ.

Wiki Việt Nam

Wiki Nhiếp ảnh

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply