Như chúng ta đã thảo luận cho các bài viết trước, một tấm ảnh đẹp được tạo nên từ 3 yếu tố: Nội dung, kỹ thuật và thiết bị. (Xem thêm:
Thế nào là một bức ảnh đẹp?)
Theo đó, có thể thấy rằng, dù nội dung có kể chuyện tốt, nhân vật thần thái đẹp, khoảng khắc độc đáo, mà chưa hội tụ được các yếu tố kỹ thuật thị giác sau đây thì tấm ảnh cũng giống như một cô gái đẹp chưa được trang điểm vậy. Hãy cùng xem đó là những yếu tố nào nhé!
|
Hiệu ứng thị giác trong nhiếp ảnh. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
1. Hiệu ứng góc nhìn
a. Góc rộng:
Gần to xa nhỏ, kéo giãn khoảng cách thực. Thường dùng trong nhiếp ảnh phong cảnh, gợi tạo vẻ đẹp rộng lớn thênh thang của cảnh vật, trong đó tăng kịch tính nhờ phóng lớn tiền cảnh ở gần, thu nhỏ hậu cảnh ở xa.
|
Đá san hô ở gần được phóng lớn, tảng đá và cô gái phía sau được kéo ra xa nhờ hiệu ứng góc rộng. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
|
Hai người đi bộ được kéo ra xa khỏi đụn cát tiền cảnh. Ảnh Rùa Nhỏ |
b. Góc hẹp (tele):
Thu nhỏ khoảng cách xa gần giữa các đối tượng chụp, đồng thời chống các hiện tượng méo hình do góc rộng gây nên. Đặc biệt hiệu quả trong nhiếp ảnh chân dung. Hiệu ứng này cũng phát huy tác dụng trong nhiếp ảnh phong cảnh đồi núi trùng trùng lớp lớp, tạo cảm giác hùng vĩ, dày đặc khung hình.
|
Hiệu ứng tele tạo cảm giác hùng vĩ, trùng trùng lớp lớp trong phong cảnh đồi núi. Ảnh Trần Anh Tuấn. |
|
Hiệu ứng tele kéo gần khoảng cách giữa chủ thể cột điện và mặt trời. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
2. Hiệu ứng tương phản
Tương phản là yếu tố thu hút thị giác người xem mạnh mẽ, tận dụng sự tương phản sẵn có trong tiền kỳ sẽ mang lại hiệu quả cao mà thú vị.
a. Tương phản sáng tối
|
Tương phản giữa các mảng sáng tối. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
b. Tương phản nhanh chậm
|
Người chậm kẻ nhanh. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
d. Tương phản màu sắc
Tham khảo bảng màu tương phản sau đây:
Good là tương phản tốt, Poor là tương phản kém. Các cặp màu có thể tham khảo ngay là: vàng - đen, vàng - xanh da trời, vàng - đỏ, trắng - đỏ, xanh lá cây - đen,... Các bạn có thể thấy bảng này được sử dụng phổ biến ở các biển quảng cáo, hình ảnh nhận diện thương hiệu,... nhằm thu hút người xem.
|
Bảng phối màu tương phản |
Và đây là một ví dụ:
|
Vàng - đen tương phản nổi bật lẫn nhau. Ảnh Kmon Nguyen. |
e. Tương phản nội dung:
Giàu – nghèo, cũ – mới, hiện đại – cổ điển,…
|
Chung cư cũ tương phản với toà nhà mới xây phía sau. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
3. Hiệu ứng ánh sáng
Ánh sáng vốn là cuộc chơi chính yếu trong nhiếp ảnh.
a. Ánh sáng tự nhiên và hướng sáng:
Ánh sáng thuận ít được sử dụng do hiệu ứng thị giác không cao. Ta chủ yếu bàn tới ánh sáng nghịch và ánh sáng xiên.
|
Các hướng sáng cần chú ý |
Ánh sáng nghịch chủ yếu nhấn mạnh sự tương phản sáng tối, diễn tả thời khắc hoặc tạo ven sáng, xuyên sáng qua chủ thể.
|
Ảnh ngược sáng cho màu nắng xuyên tia nước và tạo tương phản trên từng khóm cây. Ảnh Khánh Phan. |
|
Ven tóc phát sáng do ánh sáng nghịch. Ảnh Pitakchatr. |
Ánh sáng xiên: tạo sự nổi khối cho chủ thể, ray sáng.
|
Ánh sáng xiên tạo ray sáng và mảng sáng tối trên chủ thể. Ảnh Himanshu. |
b. Ánh sáng nhân tạo:
Các yếu tố quan trọng trong việc sử dụng ánh sáng nhân tạo: Vị trí nguồn sáng, kích thước nguồn sáng, cường độ sáng, màu ánh sáng. Chủ yếu ứng dụng trong nhiếp ảnh chân dung.
Vị trí nguồn sáng càng gần chủ thể ánh sáng càng mềm (soft), càng xa càng gắt (hard)
Kích thước nguồn sáng càng lớn ánh sáng càng mềm (soft), càng nhỏ càng gắt (hard)
Cường độ sáng phụ thuộc vào đo sáng hay cảm quan ý đồ người chụp: mạnh nhẹ, highkey, lowkey,…
Màu ánh sáng ám xanh, ám đỏ, ám hồng hay để ánh sáng trắng tuỳ theo ý đồ người chụp.
|
Ảnh lowkey (bên trái) và ảnh highkey (bên phải) |
4. Hiệu ứng lặp lại – Pattern
Background là tổ hợp lặp lại của các hoa văn, mảng màu sắc, đường line. Chủ thể chính nổi bật trên nền background.
|
Pattern là các hình khối viên gạch lặp lại. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
|
Các bó hương màu sắc lặp lại tạo cảm giác thu hút đặc sắc. Ảnh Phạm Ngọc Thạch. |
5. Hiệu ứng định hướng – đường dẫn.
Đường dẫn tự nhiên giúp đưa ánh mắt người xem về chủ thể chính.
|
Đường dẫn tới chủ thể người phụ nữ đội nón. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
6. Hiệu ứng màu sắc
Phần lớn mắt của con người chúng ta nhạy cảm với màu sắc. Trừ một số ít người không nhận diện được màu sắc (mù màu) hoặc cảm thụ số ít màu sắc. Do đó, ảnh có màu sắc tươi tắn, trung thực thường sẽ bắt mắt.
|
Màu sắc tươi tắn, trung thực sẽ hút mắt. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
7. Hiệu ứng cô lập
Chủ thể chính chiếm diện tích nhỏ trong khuôn hình. Tạo cảm giác mênh mang, rộng lớn, gợi cảm xúc. Phù hợp chụp phong cảnh có người.
|
Chủ thể con người chiếm diện tích nhỏ trên khung hình. Ảnh Kmon Nguyen. |
|
Chủ thể cây cô lập giữa đất trời rộng lớn. Ảnh Aidan Cunningham. |
8. Hiệu ứng đóng khung
Frame tự nhiên có sẵn, có mối quan hệ với chủ thể, có tác dụng dẫn hướng, nhấn mạnh bổ trợ cho chủ thể chính.
|
Chiếc lồng gà trở thành frame thú vị cho tấm hình. Ảnh Canon Photo Marathon. |
9. Hiệu ứng nhân bản, đối xứng, soi bóng
Chủ thể được nhân đôi qua gương, mặt nước, bề mặt vật nhắn bóng phản quang. Tạo cảm giác nhấn mạnh, thú vị và lạ mắt.
|
Cầu Rồng Đà Nẵng soi bóng qua vũng nước trên vỉa hè. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
|
Vũng nước nhỏ trở thành gương soi. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
|
Vũng nước trên phố Hội An phản chiếu người qua. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
Trên đây là 9 hiệu ứng thị giác thường được sử dụng nhất, mang lại hiệu quả cao trong nhiếp ảnh. Các bạn tham khảo, thực hành trải nghiệm và tạo nên nhiều tác phẩm lớn nhé!
Thân mến,
Nguyễn Mạnh Hà.
Không có nhận xét nào: