Kiến thức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Phong cảnh và Tự nhiên

Nhiếp ảnh đời thường

Tin tức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Đen trắng

You are here

LÀM CHỦ ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH TRONG 1 PHÚT

Kiểm soát độ sâu trường ảnh theo nội dung tấm hình muốn chụp là việc làm cơ bản khi bước chân vào nghệ thuật nhiếp ảnh. 

độ sâu trường ảnh


Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rành rọt về độ sâu trường ảnh và cách thức vận dụng làm chủ độ sâu trường ảnh ra sao. Wiki Nhiếp ảnh xin trình bày tường minh về khái niệm này.

Độ sâu trường ảnh là gì ?

Độ sâu trường ảnh là độ rộng của khoảng nét trước ống kính khi chụp. Đó là khoảng không gian mà mọi đối tượng trong đó cho hình rõ nét trên phim hoặc trên cảm biến máy ảnh. Độ sâu trường ảnh tiếng Anh là Depth of field. Viết tắt là DOF. Đọc phổ thông là "đóp" hay "đốp”.
độ sâu trường ảnh
Khoảng nét chính là độ sâu trường ảnh

Kiểm soát độ sâu trường ảnh

Trong nhiếp ảnh macro (chụp vật thể nhỏ), khoảng cách từ máy đến chủ thể rất nhỏ, do đó DOF cũng rất mỏng, nhiều khi chỉ nét nhụy hoa, hay cọng râu của con bọ, phía sau nằm ngoài DOF đều bị xóa mờ. 
Trong nhiếp ảnh chân dung DOF thường set mỏng cho chụp ảnh xóa phông, tạo hình chủ thể nổi bật đẹp mắt và bokeh sinh động. Xem thêm: Bokeh là gì.
Trong nhiếp ảnh phong cảnh, DOF lại chủ yếu set sao cho thật rộng, nhằm lấy nét toàn bộ tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh.
Tùy vào nhu cầu và mục đích, độ sâu trường ảnh được vận dụng thích hợp sẽ tạo ra chất lượng bức hình đẹp mắt như ý muốn.
độ sâu trường ảnh 2
Chụp macro với DOF siêu mỏng, nét đôi mắt muỗi, mờ đôi cánh
độ sâu trường ảnh 3
Chụp chân dung xóa phông, DOF mỏng cho mờ hậu cảnh
độ sâu trường ảnh 5
Chụp phong cảnh với DOF rộng, cho nét đều từ tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh

Xác định DOF

Có nhiều công thức tính toán để xác định khoảng DOF trước ống kính. Một số website hay phần mềm hỗ trợ ta tính toán chính xác khoảng DOF này. Các bạn có thể tham khảo tại đây.
Tuy nhiên, Wiki Nhiếp ảnh khuyên các bạn mới đến với bộ môn Nhiếp ảnh không cần cứng nhắc tính toán con số chính xác của DOF. Thay vào đó hãy nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh và thực hành cùng máy liên tục xác định tương đối về độ sâu trường ảnh. Thay đổi lần lượt các yếu tố ảnh hưởng để cảm nhận tốt hơn về sự tác động của chúng tới DOF, từ đó áp dụng vào từng hoàn cảnh chụp của mình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh

Các yếu tố đó là: 
- Khẩu độ ống kính
- Tiêu cự ống kính
- Khoảng cách từ máy ảnh tới chủ thể

Ảnh hưởng của khẩu độ f tới độ sâu trường ảnh

Khẩu độ f mở càng lớn (tức trị số f/số càng nhỏ) thì DOF càng mỏng, và ngược lại.
Áp dụng: thông thường, chụp chân dung, động vật hoang dã ta mở khẩu lớn, nhằm thu hẹp DOF, xóa mờ hậu cảnh, làm nổi bật chủ thể. Ví dụ: f1.8, f2, f2.8,… 
Chụp phong cảnh thì ngược lại, thông thường chúng ta muốn lấy nét toàn bộ khung cảnh trước ống kính, do đó cần DOF rộng, ta cần siết độ mở khẩu nhỏ xuống, ví dụ: f11, f13, f16,…
Xem thêm chi tiết tại bài viết Khẩu độ ống kính là gì.
độ sâu trường ảnh 7
Ảnh hưởng khẩu độ tới độ sâu trường ảnh

Ảnh hưởng của tiêu cự tới độ sâu trường ảnh

Tiêu cự càng lớn, DOF càng mỏng và ngược lại.
Áp dụng: Chụp chân dung sử dụng tiêu cự tele > 50mm sẽ cho DOF mỏng, ví dụ các ống kính chụp chân dung đẹp như Nikon 85mm f1.4G hoặc Canon 85mm f1.2 II USM, Sony Carl Zeiss 55mm f1.8. Các tiêu cự wide < 50mm dùng trong chụp phong cảnh sẽ cho DOF rộng.  Các ống kính chụp phong cảnh tuyệt đẹp như Voilander 15mm f3.5, Carl Zeiss 16-35f4,... cùng rất nhiều thương hiệu ống kính khác trên thị trường.

Ảnh hưởng của khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể tới DOF.

Máy càng gần chủ thể độ sâu trường ảnh DOF càng mỏng, và ngược lại.
Áp dụng: Tiến gần hơn chủ thể khi chụp chân dung, để đạt được DOF thích hợp cho xóa phông. Lùi xa chủ thể khi muốn lấy rộng thêm khung cảnh, và lấy nét rộng với DOF lớn.
độ sâu trường ảnh 8
Càng gần DOF càng mỏng, cho hậu cảnh càng mờ.

Tổng kết lại

Khi bạn chụp chân dung, tĩnh vật, động vật hoang dã muốn xóa phông để làm nổi bật chủ thể, bạn cần tạo ra một DOF mỏng. Và để có được DOF mỏng, bạn cần 1 trong các yếu tố sau (hoặc kết hợp các yếu tố một cách linh hoạt):
- Ống kính có khẩu độ lớn. Ví dụ Carl Zeiss 55f1.8, Canon 50f1.8
- Ống kính có tiêu cự lớn, ống tele. Ví dụ Canon 70-200f2.8, Canon 135f2.
- Đứng gần chủ thể.
- Chọn hậu cảnh xa chủ thể.
Khi bạn chụp phong cảnh, trong nhà hẹp muốn lấy rõ nét và thu nhiều đối tượng vào một khung hình thì cần tạo ra một DOF dày. Để có độ sâu trường ảnh DOF dày, bạn cần:
- Ống kính góc rộng. Ví dụ Canon 16-35f4 USM
- Khép khẩu ống kính xuống. Có thể tới f8, f11, f13,...
- Đứng xa các chủ thể.
Hãy trải nghiệm, và có được cách làm, quan điểm Nhiếp ảnh cho riêng mình! Nhiếp ảnh luôn cần cái tôi của bạn!

Wiki Việt Nam

Wiki Nhiếp ảnh

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply