Kiến thức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Phong cảnh và Tự nhiên

Nhiếp ảnh đời thường

Tin tức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Đen trắng

CHỤP HÌNH PANORAMA LÀ GÌ | KỸ THUẬT CHỤP TOÀN CẢNH

Bạn đứng trước một khung cảnh rộng lớn và đẹp mắt. Muốn đưa trọn khung hình ấy vào một tấm ảnh. Nhưng khổ nỗi là góc hình không đủ rộng để đưa chúng vào chung 1 tấm hình. Đó là lúc bạn cần đến kỹ thuật chụp hình toàn cảnh Panorama.
CHỤP HÌNH PANORAMA LÀ GÌ | KỸ THUẬT CHỤP TOÀN CẢNH CHUYÊN NGHIỆP
Ảnh Panorama với góc nhìn 135 độ

Chụp hình toàn cảnh Panorama là gì

Panorama trong tiếng Anh nghĩa là toàn cảnh, cảnh tầm rộng. Đây là phương pháp chụp hình cho phép ghi toàn cảnh rộng lớn đang hiện diện trước mắt người chụp vào một tấm hình duy nhất. Panorama cũng là một dạng ảnh với góc nhìn siêu rộng. Ban đầu đó chỉ là thú vui của các tay chụp ảnh chuyên nghiệp sở hữu các loại máy đắt tiền, họ dành thời gian rảnh ngồi trong các phòng tối tỉ mỉ nối các bức ảnh tạo ra các bức ảnh siêu rộng và đầy ấn tượng.

Ứng dụng của ảnh chụp toàn cảnh Panorama vào thực tế

Trước đây panoroma được biết đến nhiều trong lĩnh vực hội họa, Robert Barker họa sĩ người Ireland được biết đến như là một người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Ở Việt Nam, Panorama thường được sử dụng nhiều trong quảng cáo. Các pano, poster được in lớn đa phần sử dụng kỹ thuật Paronama gây được chú ý bởi cảm giác to lớn, đẹp mắt.
CHỤP HÌNH PANORAMA LÀ GÌ
Chụp panorama Quận 1. Ảnh Internet

Phương pháp chụp ảnh Panorama

Có 2 phương pháp chính: chụp Auto và chụp bằng tay.

Phương pháp chụp toàn cảnh Auto

Nhiều dòng máy chụp hiện đại có hỗ trợ tính năng tạo ảnh Panorama, nhất là những model máy dùng cho người dùng máy ảnh bán nghiệp dư trở lên.  Trong máy ảnh, bạn khởi động tính năng panorama (tiếng Việt chế độ chụp này là “chụp ghép ảnh”), chụp cảnh ngoài cùng bên trái của không gian trước mặt, dịch chuyển khung hình qua phải, chụp tiếp khung cảnh, cứ thế cho đến khi đã chụp xong toàn bộ không quan thì máy ảnh sẽ tự động ghép các ảnh lại với nhau. Nên sử dụng tripod là chân đế xoay máy ảnh để tránh rung máy và làm hình bị lệch khiến cho ảnh ghép không sắc sảo.
CHỤP HÌNH PANORAMA LÀ GÌ, kỹ thuật chụp
Panorama Auto. Ảnh Internet.

Phương pháp chụp Panorama bằng tay

Một ảnh toàn cảnh là sự kết hợp của nhiều tấm ảnh chụp liên tiếp, trong đó hai tấm ảnh gần nhau phải có độ chồng hình ít nhất là 20%. Những tấm ảnh chụp liên tiếp này được nối với nhau thành ảnh toàn cảnh nhờ một phần mềm chuyên dụng. Khi chụp ảnh toàn cảnh, điều quan trọng là phải tạo ra được sự ăn khớp giữa các tấm ảnh. Lúc đó phần mềm mới nhận ra được đâu là điểm chung của những cảnh vật trong các bức ảnh để nối chúng lại với nhau.
CHỤP HÌNH PANORAMA LÀ GÌ, kỹ thuật chụp toàn cảnh
Chụp nhiều hình có độ chồng lên nhau là 1/2 để đảm bảo điểm độ chuyển tiếp được smooth

Bước 1: Chọn lựa khung cảnh mà bạn dự định sẽ chụp, cần hình dung trước được rằng tấm hình panorama cuối cùng sẽ bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu. Để chụp panorama, tấm hình sản phẩm sẽ là sự lắp ghép của một chuỗi các tấm hình kế tiếp nhau tạo thành hình vòng cung mà bạn chính là tâm ở giữa.
Bước 2: Đặt máy ở chế độ Ưu tiên độ mở ống kính (Av), thiết lập khẩu độ nhỏ – từ f/5.6 – bởi bản chất panorama là ảnh phong cảnh nên cần độ nét sâu. Thiết lập ISO tùy ý, làm sao để bạn có thể giữ được máy không rung. Tác giả thường để ISO Auto giới hạn ở mức 800, hoặc giới hạn tốc độ tối thiểu là 1/20s. Thiết lập chế độ đo sáng ma trận, và chế độ lấy nét đơn. Thiết lập định dạng ảnh RAW.
Bước 3: Đo sáng vào vùng mid-light để lấy cặp thông số tốc độ – khẩu độ (tương tự như với cách thực hiện ảnh chụp phơi sáng). Ghi nhớ cặp thông số này. Trong lúc đo sáng, bạn đồng thời đã lấy nét cho bức ảnh, bởi vậy hãy gạt chuyển chế độ lấy nét từ AF sang MF trên ống kính hoặc thân máy.
Bước 4: Chuyển máy về chế độ chụp Chỉnh tay hoàn toàn (Manual), thiết lập máy với cặp thông số tốc độ – khẩu độ đã có ở bước 4.
Bước 5: Chuẩn bị tư thế đứng thật vững với hai chân bám chặt trên mặt đất không thay đổi, trong quá trình chụp panorama, chỉ có nửa thân trên xoay qua xoay lại – bạn hãy luôn ghi nhớ điều này. Tốt nhất, hãy sử dụng một chân máy vững chắc để thay thế cho bạn.
Bước 6: Bắt đầu chụp từ phía tận cùng bên trái của tấm hình panorama sau này (xoay nửa thân trên qua bên trái), chụp lần lượt từng tấm, từng tấm một (xoay nửa thân trên dần dần qua phải) sao cho tấm sau xếp chồng 1/3 lên khung hình của tấm trước. Chú ý không được thay đổi độ cao của máy khi đang chụp. Không di chuyển tới trước hoặc ngả về phía sau. Máy ảnh lúc này sẽ xoay quanh trục cơ thể bạn theo một đường vòng cung và nằm trên một mặt phẳng nằm ngang song song với mặt đất. Ảnh chụp kết thúc ở góc tận cùng bên phải của tấm hình panorama sau này.
Nếu bạn lỡ chụp hỏng mất một tấm trong số chuỗi hình ở bước 7, hãy mạnh dạn xóa hết đi và bắt đầu thực hiện lại toàn bộ bước 7.

Hậu kỳ ảnh Panorama

Một vài phần mềm ghép ảnh toàn cảnh
- Lightroom
- Photoshop 
- AutoStitch
- pTGui
- Hugin
- Autopano
- Microsoft Image Composite Editor

Lưu ý khi chụp ảnh Panorama

Sử dụng chân máy

Chân máy chuyên dụng chụp ảnh Panorama. Nếu chụp nối tiếp khung cảnh bằng tay sau đó ghép ảnh Panorama, bạn không thể đảm bảo chắc chắn hình ảnh của mình hoàn toàn trùng khớp và hợp lý, đặc biệt là đường chân trời, các chi tiết ảnh viền trên và dưới bức hình.
Nên sử dụng với chân máy ảnh, hoặc chân máy có tâm xoay từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, để hình ảnh có sự liên kết chặt chẽ. Với kiểu chụp ảnh từ trái sang phải, từ trên xuống dưới khi xem ảnh dưới dạng thu nhỏ bạn sẽ dễ dàng hình dung bức ảnh dự định tạo ảnh panorama được bắt đầu và kết thúc ở đâu, đó cũng là cách thực hiện chụp từng khuôn hình trong kỹ thuật chụp Panorama.
chân máy CHỤP HÌNH PANORAMA LÀ GÌ, kỹ thuật chụp toàn cảnh
Chân máy chuyên dụng cho chụp Panorama

Đặt lộ sáng với chế độ "M"

Sử dụng chế độ chụp M để kiểm soát thông số chụp. Điều quan trọng tiếp theo cần thực hiện khi chụp những hình ảnh tạo ảnh Panorama là duy trì tiếp nối và cân bằng ánh sáng, màu sắc trong hình ảnh.
Chiếc máy ảnh của chúng ta có thể đo sáng chính xác hình ảnh và cân bằng màu khi sử dụng với chế độ chụp tự động. Nhưng không đảm bảo cân bằng tốt cho mỗi khung cảnh khi di chuyển máy, đặc biệt là khung cảnh thay đổi với nền trời sáng hoặc khu vực bóng tối, độ chênh kệch lớn có thể làm sai độ mở ống kính, khiến hình ảnh có độ nét nông - sâu hoặc tốc độ quá chậm dễ làm rung hình. Do đó, bạn nên tự thiết lập và cân bằng ánh sáng để tránh làm hỏng bức ảnh.
Chụp và xem lại ảnh để chắc chắn tấm ảnh đó dùng được, vì chỉ cần một trong những bức ảnh cần ghép quá thiếu sáng, rung hình có thể làm hỏng cả bộ ảnh.

Sử dụng một tiêu cự duy nhất

Sử dụng một tiêu cự để có góc nhìn thống nhất cho bức ảnh. Ống kính tốt nhất để sử dụng chụp ảnh Panorama là ống kính fix với tiêu cự trung bình từ 35-50mm, ở tiêu cự này hình ảnh không bị biến dạng ở các chi tiết viền bức ảnh giống như ống kính góc rộng hoặc độ nét quá nông, tầm nhìn bao quát hạn chế như ống kính Tele.
Nếu sử dụng ống kính zoom, chỉ sử dụng duy nhất một tiêu cự chụp các hình ảnh cần ghép. Khi đang chụp từng bức ảnh, chỉ cần một ảnh bạn zoom lên chút ít thì hình ảnh đã có sự chênh lệch, bước xử lý sẽ khó khăn hơn.

Chú ý độ chồng hình và độ cong hình. 

Độ chồng khớp các hình ảnh là một trong những yêu cầu cơ bản cho việc tạo ra ảnh Panorama. Khi chụp hình, bạn nên chụp tấm sau có được 20%-30% hình ảnh của tấm hình trước, để việc ghép hình chính xác tuyệt đối. Bên cạnh đó, độ chồng hình càng nhiều thì các phầm mềm ghép ảnh Panorama sẽ dễ dàng nhận biết và thực hiện ghép ảnh tốt hơn.
Trong khi đó, nếu chụp hình ảnh quá gần, hiệu ứng đường cong sẽ hiển thị rõ khi ghép lại, tương đối giống ảnh chụp từ ống kính Fish eye nhưng không hoàn hảo. Do dó, nên chụp hình ảnh ở khoảng cách từ xa. Ngoài ra, những đường thẳng được ghép lại thành ảnh Panorama rất dễ bị cong, bạn có thể khắc phục trong khi chụp bằng cách di chuyển song song với khung cảnh, tránh đứng yên một vị trí.

Lấy nét bằng tay

Lấy nét tay đảm bảo điểm nét đúng vị trí
Cũng như việc sử dụng chế độ chụp M - giúp kiểm soát tốt hơn các thông số chụp, bạn nên sử dụng khả năng lấy nét bằng tay của máy. Điều này sẽ đảm bảo các điểm lấy nét chính được giữ nguyên không thay đổi, đặc biệt khi có vật tiền cảnh phía trước.
Với những vật thể chuyển động trong khung hình như ô tô, xe máy, người đi bộ… nếu không chú ý hình ảnh khi ghép có thể có đến vài chiếc ô tô, xe máy đó hoặc vị trí của chiếc xe nằm giữa đường ghép, khiến việc xử lý ảnh khó hơn.

Panorama thẳng đứng

Hãy khám phá những hình ảnh Panorama theo chiều thẳng đứng
Nhiếp ảnh Panorama được cho là hữu dụng nhất để có những bức ảnh toàn cảnh phong cảnh đẹp theo chiều ngang. Vậy bạn đã thử chụp ảnh panorama theo chiều dọc chưa? Hãy phá vỡ suy nghĩ của mình để khám phá những khuôn hình mới lạ theo chiều dọc, như chụp những tòa nhà chọc trời, bức tượng khổng lồ, thác nước… và nhớ chụp từ trên xuống dưới với cả kiểu cầm ngang hoặc dọc máy.

Thận trọng với vật thể chuyển động

Trước và trong khi bấm máy, bạn cần lưu ý đến những vật thể có thể chuyển động trong khung ảnh panorama dự định tạo ra, ví dụ như chiếc ôtô đang chạy trên đường. Giả sử bạn “bắt dính” chiếc ôtô đó (ở 2 vị trí khác nhau) trong 2 bức của loạt ảnh, nhiều khả năng ảnh panorama đầu ra sẽ có đến 2 chiếc ôtô, dù thực tế chỉ có 1 chiếc mà thôi.

Thận trọng với hiệu ứng đường cong

Khi ghép ảnh, phần mềm nối ảnh panorama sẽ nối các bức ảnh thành một ảnh góc rộng ảo, nhưng các vật thể thẳng như đường phố lại có hiệu ứng cong giống ảnh chụp bằng ống kính mắt cá (fish-eye). Khoảng cách đến vật thể thẳng càng gần, hiệu ứng cong càng hiển thị rõ ràng. Giải pháp đề xuất là hãy chụp ảnh từ khoảng cách càng xa càng tốt. Mặc khác, đường ngang trong ảnh panorama tạo ra cũng sẽ bị dính hiệu ứng cong nếu lúc chụp ảnh bạn chỉ đứng 1 chỗ và lia máy, bạn nên thử di chuyển theo đường thẳng song song với khung cảnh để giảm bớt hiệu ứng cong.

Chụp nhiều ảnh để dễ cắt xén

Vì phần mềm nối ảnh panorama tạo ra 1 ảnh góc rộng từ nhiều bức ảnh, nên cạnh trên và cạnh đáy ảnh panorama tạo ra có nhiều biến dạng xéo góc, đòi hỏi bạn phải cắt xén ảnh (crop) để có 1 ảnh đẹp. Vì vậy, hãy chụp nhiều ảnh hơn cho 1 cảnh panorama nhằm giảm bớt độ xéo góc, giúp tạo được ảnh panorama hoàn chỉnh hơn.

Chụp dọc máy

Khi chụp ảnh góc rộng chúng ta thường có thói quen chụp theo chiều ngang. Nhưng với ảnh toàn cảnh, chụp ngang sẽ khiến cho ảnh bị thiếu chiều cao sau khi ghép các ảnh con lại với nhau. Hơn thế nữa, trong quá trình ghép ảnh sẽ có rất nhiều vùng thừa hoặc trống cần phải cắt đi. Đó chính là nguyên nhân làm giảm chiều cao của tấm ảnh toàn cảnh. Để khắc phục vấn đề này bạn nên chụp các ảnh con theo chiều dọc. Kết quả là bạn sẽ có được một tấm ảnh toàn cảnh với chiều cao tốt hơn, sau này khi chỉnh sửa hậu kỳ bạn có thể cắt cúp tùy ý. Nhìn cũng thẩm mỹ hơn và khi in ảnh cũng đẹp hơn.

Wiki Việt Nam

Wiki Nhiếp ảnh

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply