Kiến thức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Phong cảnh và Tự nhiên

Nhiếp ảnh đời thường

Tin tức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Đen trắng

CHỤP ẢNH HDR LÀ GÌ | KỸ THUẬT CHỤP HDR ĐỈNH CAO

Bạn có gặp trường hợp khi đi chụp, lấy đúng sáng phần đất thì cháy sáng phần trời? Lấy đủ sáng chủ thể thì hậu cảnh tối thui? Đó là lúc bạn cần đến kỹ thuật chụp ảnh HDR. Vậy chụp HDR là gì, chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu.
Chụp ảnh HDR là gì
Ảnh HDR giúp lấy sáng được cả bầu trời và bên dưới mái lều

Chụp ảnh HDR là gì

HDR là viết tắt của ba từ High Dynamic Range, là một kỹ thuật giúp bạn tạo ra được những bức ảnh có Dải tần nhạy sáng rộng. Dải tần nhạy sáng (Dynamic Range: DR) là khả năng thể hiện chi tiết ảnh giữa 2 thái cực của ánh sáng (đen tuyền và trắng tinh). DR càng rộng thì sự chuyển tiếp và độ chi tiết về màu sắc của ảnh càng rõ ràng, nói cách khác DR rộng sẽ tái hiện màu sắc sống động và chân thực hơn. Ta phân biệt ảnh HDR và ảnh thông thường ta chụp - ảnh SDR (Standart Dynamic Range).
chụp ảnh hdr
Sử khác biệt giữa ảnh SDR và ảnh HDR

Đi sâu hơn về Dynamic Range

Bộ cảm biến ảnh của máy số chứa hàng triệu điểm ảnh (pixel) sẽ thu nhận ánh sáng khi được phơi sáng (đây chính là quá trình chụp ảnh của chúng ta). Lượng ánh sáng thu nhận được vàp mỗi pixel sẽ gán cho một giá trị trong phạm vi từ 0 tới 255 (từ không có sáng tới đầy sáng). Khoảng giá trị này chúng ta vẫn hay gọi là các vùng Black, Shadow, Midtone, Highlight, White trong biểu đồ Histogram. Xem thêm: LÝ THUYẾT CHỤP ẢNH CƠ BẢN.
Nếu pixel bị thu đầy ánh sáng (giá trị tối đa 255), chi tiết ảnh vùng sáng sẽ bị mất (thường gọi là ảnh bị cháy sáng). Mặt khác, nếu pixel không thu được ánh sáng (giá trị bằng 0), chi tiết ở vùng tối trên ảnh sẽ bị mất (ảnh bị tối đen). Khả năng thu nhận ánh sáng ở vùng tối (không để giá trị về 0) và khả năng mở rộng khả năng chứa sáng (không để giá trị tới 255) gọi là năng lực Dynamic Range DR của máy ảnh.
cách chụp ảnh hdr
Các mức phơi sáng của một khung hình

Khi nào cần dùng đến kỹ thuật chụp HDR

Khi điều kiện chụp cho ánh sáng vượt quá giới hạn DR của máy ảnh. Vùng tối quá tối, còn vùng sáng quá dư sáng. Dẫn đến, nếu chỉ chụp theo cách thông thường thì tấm hình hình chỉ đủ sáng được vùng midtone, vùng Black bị đen hoặc vùng White bị cháy, hoặc cả 2 cùng bị đen và cháy. 
Ví dụ trong một ngày nắng, mắt bạn có thể vừa nhìn thấy trong mái hiên và ngoài trời rõ ràng chi tiết. Nhưng máy ảnh chụp thì chỉ thể hiện được trong hiên còn ngoài trời thì bị cháy sáng, hoặc ngược lại, chỉ chụp được chi tiết ngoài trời còn trong hiên chỉ là những mảng tối.
Với kỹ thuật HDR, chúng ta sẽ giúp máy ảnh ghi nhận được các chi tiết cho vùng tối và vùng sáng mà với cách chụp thông thường sẽ không thể thực hiện được.
chụp ảnh hdr là gì 2
Ảnh thông thường ở bên trái, ảnh HDR bên phải

Nguyên lý hoạt động của chụp ảnh HDR

Ảnh HDR được tạo ra bằng cách chụp ít nhất ba tấm ảnh giống nhau về khung hình, nhưng có độ phơi sáng cách nhau 1EV hoặc 2EV thậm chí 3EV. Hầu hết các máy ảnh số hiện nay đều có chế độ chụp này. Cảnh càng có độ tương phản lớn thì bạn càng cần phải chụp nhiều tấm hình ở các mức chênh sáng càng lớn. Một tấm ghi nhận chi tiết cảnh ở vùng tối, một tấm ghi nhận ở midtone và một tấm ghi nhận ở vùng sáng. Sau đó sử dụng phần mềm để kết hợp tất cả các bức ảnh vừa chụp nhằm tạo ra tác phẩm cuối cùng trông giống thật như khi bạn nhìn cảnh vật bằng mắt thường.
Một số máy ảnh có sử dụng phần mềm cho phép chồng các hình HDR cho ra kết quả ngay trên máy. Còn đối với điện thoại smartphone bạn chỉ cần kích hoạt chế độ HDR lên là xong, mọi việc đã có các thuật toán lo và cho ra kết quả cuối cùng là một tấm hình đủ chi tiết.
kỹ thuật chụp ảnh hdr
Ảnh -2EV bên trái, ảnh đủ sáng 0EV giữa, ảnh +2EV bên phải

Kỹ thuật chụp ảnh HDR

Máy ảnh: Chuyển về chế độ chụp Bracketing, dịnh dạng ảnh Raw. Chế độ này cho phép chụp nhiều tấm liên tiếp (ví dụ thông thường tôi chọn chụp 3 tấm) với mức chênh sáng là 1EV, 2EV, 3EV tùy vào độ tương phản thực tế (ví dụ tôi chọn 2EV). Lấy nét ở vị trí đảm bảo độ sâu trường ảnh cho hình chụp. Nếu bạn chưa rõ về độ sâu trường ảnh, mời xem chi tiết tại đây: DOF là gì.
Chân máy: Có thể không cần đến chân máy, bởi các phần mềm sử lý hậu kỳ có thể giúp bạn điều chỉnh độ sai lệch khung hình giữa 3 tấm gây ra bởi rung tay. Tuy nhiên cá nhân tôi khuyên bạn nên sử dụng chân máy để có chất lượng hình tốt nhất. Bởi khi chụp ở tốc độ chậm rất dễ làm nhòe chi tiết hình. Để chân máy vững vàng ở vị trí phù hợp. Trong trường hợp không mang theo chân máy, bạn có thể sử dụng các chân đế tự nhiên như là tảng đá, bờ tường… để cố định máy.
kỹ thuật chụp ảnh hdr 2
Bracketing cho phép ta chụp nhiều tấm hình ở các mức EV khác nhau

Xử lý ảnh HDR

Phần mềm sử dụng: Một trong các phần mềm sau: Camera Raw, Photoshop, PhotoMatix, Lightroom. Chụp ảnh Raw cho phép ta thu được dải DR rộng hơn là chụp Jpeg. Chọn chồng hình 3 tấm đã chụp, sử lý color tone, contrast, lấy nét. Vậy là ta có được tấm ảnh đủ chi tiết ở tất cả các vùng, tương quan với mắt nhìn ngoài thực tế.
Xử lý ảnh HDR
Chồng hình HDR trên Lightroom
Cuối cùng, những khái niệm và kỹ thuật trên đây chỉ là hướng dẫn chung cho những ai muốn bắt đầu với chụp ảnh HDR. Cách tốt nhất để bạn làm chủ nghệ thuật HDR chính là thử nghiệm với nhiều khung cảnh và ánh sáng khác nhau. Luyện tập là yếu tố quyết định. Do đó hãy cháy bỏng với đam mê của mình đi nào! Tác phẩm mới sẽ ra đời!

Xem thêm các nội dung tuyệt vời khác tại: Kiến thức nhiếp ảnh

Wiki Việt Nam

Wiki Nhiếp ảnh

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply