Kiến thức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Phong cảnh và Tự nhiên

Nhiếp ảnh đời thường

Tin tức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Đen trắng

KỸ THUẬT CHỤP ẢNH NGƯỢC SÁNG ĐẸP

Một trong những thủ pháp chơi với ánh sáng mang lại ấn tượng mạnh trong nhiếp ảnh, đó là chụp ngược sáng.
CHỤP ẢNH NGƯỢC SÁNG KỸ THUẬT

Thế nào là chụp ảnh ngược sáng

Ánh sáng ở phía sau chủ thể, hướng sáng và hướng chụp ngược nhau. Dẫn đến một cách tự nhiên, phần chủ thể quay về phía ống kính bị tối. Những kỹ thuật sử lý phần tối đó sẽ mang lại hiệu ứng của chụp ngược sáng là: tạo tương phản mạnh, chủ thể nổi bật đẹp mắt cùng các ven đường viền do ánh sáng ngược tạo ra.

THẾ NÀO LÀ CHỤP ẢNH NGƯỢC SÁNG

Phương pháp chụp ảnh ngược sáng

Tùy vào hoàn cảnh và cảm xúc ta chọn ra một trong 4 phương pháp sau:

1. Chụp ngược sáng theo phong cách silhouette.

Silhouette (đọc Si-lu-et) là phương pháp chụp lấy bóng của chủ thể, chấp nhận mất chi tiết bên trong. Phương pháp này thường áp dụng cho chụp đặc tả cảm xúc lắng đọng, hoặc tập trung cho đường viền cơ thể trong chụp chân dung.
chụp ảnh ngược sáng đẹp 2
Chụp Silhouette. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà

2. Chụp ngược sáng với bù sáng bằng phụ kiện

Sử dụng tấm hắt sáng hoặc đèn chiếu bù sáng (speedlight hoặc spotlight) để làm rõ chi tiết phần tối của chủ thể quay về phía ống kính. Tóc thường là điểm nhấn đẹp nhất khi chụp ảnh kiểu này với vệt sáng trải dài màu nắng phản chiếu từ mặt trời.
Ánh sáng từ tấm hắt sáng hoặc đèn chiếu bù sáng có thêm một tác dụng đẹp mắt nữa, đó là tạo catch-light trong mắt. Đó là một điểm sáng bên trong tròng đen khiến mắt thêm sinh động, ảnh có thần thái hấp dẫn hơn.

chụp ảnh ngược sáng đẹp 3
Dùng hắt sáng để làm rõ gương mặt mẫu. Ảnh Gia Cát Long

3. Chụp ảnh HDR

Phương pháp này hiệu quả khi chụp cảnh vật tĩnh. Bởi phải chụp 3 tấm hình chênh sáng liên tiếp, nên nếu có chuyển động hoặc chụp con người rất khó để đứng yên, sẽ dẫn đến hình ảnh bị sai lệnh giữa 3 tấm. Khi ghép HDR sẽ bị sai lệch so với thực tế. Chi tiết phương pháp chụp ảnh HDR xem tại đây: KỸ THUẬT CHỤP ẢNH HDR.

4. Đưa mẫu vào phần bóng râm để cho ánh sáng ngược bớt gắt

Ví dụ đưa mẫu vào lùm cây, mái che, giúp giảm độ gắt của ánh sáng ngược, chỉ để le lói chút tia đủ tạo ven ánh sáng viền cho mẫu. Chụp file Raw, rồi sử dụng các biện pháp hậu kỳ tăng sáng phần chủ thể bị tối (dân chơi nhiếp ảnh thường gọi là cứu sáng). Phương pháp này chỉ áp dụng trong môi trường ngược sáng nhẹ.

chụp ảnh ngược sáng đẹp 4
Mẫu được đưa và bóng cây cho nguồn sáng bớt gắt. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà.

Làm chủ flare tạo ra bởi ánh sáng ngược

Đó là các quầng sáng xuất hiện trong ảnh, là một hiệu ứng của thấu kính khi chiếu thẳng vào nguồn sáng. Rất nhiều người thích dấu ấn này trên bức ảnh vì trông chúng rất lãng mạn. Tuy nhiên, chúng làm bức ảnh khá "loang lổ" và mất độ tương phản. Nếu bạn không thích để lại những bóng lóe sáng này, bạn cũng nên để chủ thể đứng trước một cái cây hay vật thể che chắn khác để làm tản mất những vòng tròn sáng xuất hiện trong ảnh.
chụp ảnh ngược sáng đẹp 5
Làm chủ flare trong nhiếp ảnh. Ảnh Trịnh Trung Dũng

Lưu ý khi chụp ngược sáng

- Nên sử dụng đo sáng toàn khung (đo sáng ma trận) kết hợp với nút chỉnh tăng giảm EV để được độ sáng hợp lý cho ảnh. Rất nhiều người khuyên sử dụng đo sáng điểm vào mặt mẫu, nhưng như vậy là sai lầm, dẫn đến cháy sáng phần hậu cảnh, hư ảnh!
- Chụp ảnh Raw là điều quan trọng để hậu kỳ cứu sáng được linh hoạt hơn.

Bạn đã nắm rõ kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng đẹp rồi đó. Hãy thực hành để trở thành kỹ năng của bản thân. Chúc bạn vui vẻ.

Wiki Việt Nam

Wiki Nhiếp ảnh

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply