Kiến thức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Phong cảnh và Tự nhiên

Nhiếp ảnh đời thường

Tin tức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Đen trắng

CẦU LONG BIÊN - ĐIỂM HẸN CHO NHỮNG GÓC ẢNH ĐẸP VỀ HÀ NỘI | Phạm Ngọc Thạch

Cầu Long Biên, cây cầu đậm chất thời gian gắn liền với lịch sử phát triển của Hà Nội. Như một minh chứng lịch sử. Sự cũ kỹ, rỉ sét và mộc mạc đã tốn không ít giấy mực và tình yêu của nhiều người. Đối với những người yêu nhiếp ảnh, có một bộ ảnh cầu Long Biên như ý là điều thích thú.

Trong khuôn khổ của bài này, mình (xin phép xưng hô như vậy cho nó chung chung nhất) không chú trọng đến việc chia sẻ về kỹ thuật chụp, kỹ thuật hậu kỳ bởi lẽ phần đó có lẽ mình còn phải học hỏi nhiều. Mục đích của bài chia sẻ này mình hướng tới những bạn mới cần thông tin cũng nhưng muốn chụp cầu Long Biên. Đồng thời mình chỉ nói những điều mình biết, kinh nghiệm của bản thân, những điều chưa biết, chưa chắc chắn mình sẽ không nói và mong được sự góp ý, bổ sung của những anh chị có nhiều kinh nghiệm hơn.

Nội dung mình sẽ chia sẻ liên quan đến gồm 3 nội dung chính sau đây:
- Những vị trí đứng để chụp cầu Long Biên
- Thời gian, thời điểm chụp cầu Long Biên
- Những điều cần lưu ý khi đi chụp cầu Long Biên.
Tuy nhiên, để các bạn liền mạch theo dõi, mình sẽ nói lồng cả 3 phần vào trong các nội dung được chia sẻ.
Để chụp được cầu có rất nhiều vị trí để chụp, mình giới thiệu với các bạn các vị trí phổ biến và kinh điển nhất mà mọi người thường tới chụp.

1. Đi bộ và chụp trực tiếp trên cầu.

Để chụp trên cầu, sẽ có nhiều lựa chọn cho bạn chụp. 
Bạn gõ vị trí trên google map là đến vị trí (rất đơn giản) nếu bạn đi xe máy, hãy gửi xe máy ở trước cửa ga Long Biên, sau đó đi bộ lên ga và đi thẳng lên cầu và chụp. 
Vậy chụp gì ở đó:
- Chụp những nép cổ, rỉ sét của ga và cây cầu: điều này cũng khá thú vị và cần sự sáng tạo của các bạn.
- Chụp mẫu: Chụp cặp đôi, chụp cưới hay có mẫu xinh mặc áo dài thướt tha thật tuyệt đó ạ (em không biết chụp mẫu nên ko dám up ảnh)
- Chụp đời thường: Hình ảnh tàu về ga, những người thợ đường sắt đang bảo dưỡng đường ray, những bà, những chị quẩy gánh trên cầu....
- Bến thuyền dưới cầu: Bạn đi bộ ra đoạn giữa cầu, phía dưới là bãi giữa sông hồng, nơi đó là nhà của những người vô gia cư, họ kiếm sống bằng cách đánh cá, thu lượm vỏ chai... và nhà của họ là những chiếc thuyền
- Thời gian chụp đẹp: Tùy nội dung bạn muốn chụp là gì có thể chụp cả ngày, nhưng nếu bạn chụp đời thường các bà các chị gánh hàng đẩy xe, đi xe đạp đẹp nhất là sáng sớm khi lúc vắng xe (4-5h sáng) hoặc chiều lúc nắng ngả vàng như rót mật và đổ bóng 4-5h chiều. Nếu chụp xóm chài thì lúc sáng 6-7h sáng rất dễ chụp được mây in bóng hoặc 4-5h chiều chụp ráng hất xuống sông.
- Lens gì mang đi thì thích hợp: 1 lens góc rộng 16-35, 50, 85 nếu chụp mẫu, và chụp xóm chài cần lens 70-210.

Xóm chài (đứng trên cầu để chụp xuống sông ống 70-210, tiêu cự 75, iso 100, 1/100, f/9)

2. Chụp cầu Long Biên soi bóng.

- Thời điểm chụp: Chụp hoàng hônTuy nhiên, nên chú ý không nên chụp góc này vào mùa lũ, vì phần nhánh trong sông nước đầy và chảy xiết nên việc đứng gần bờ sông là rất nguy hiểm, hơn nữa nước sông chảy mạnh nên cầu không còn soi bóng. 
- Thời gian: 5-7pm
- Vị trí và cách tìm điểm chụp: 
> Nếu bạn đi xe máy, tốt nhất là gửi xe máy tại ga, vào ga và đi bộ qua cầu rồi xuống điểm chụp, không nên mang theo xe máy vì chỗ đễ xe máy cách xa chỗ chụp, nơi để xe vắng người, nhiều thành phần xxx nên dễ bị chôm mất xe của bạn.
> Nếu đi ô tô, bắt buộc phải gửi xe cũng ở khu vực ga, vì không thể đi ô tô qua cầu, cầu Long Biên chỉ có đi bộ, xe đạp và xe máy đi được.
Vậy sao bạn tìm được chỗ chụp: Thực sự rất khó tìm chỗ chụp, lần đầu tiên mình gọi điện hỏi bạn, xong phải sang bên đó mò mẫm gần chết mới đến chỗ chụp được. Vì vậy, mình sẽ chỉ các bạn cách đơn giản nhất cứ theo là thấy. 


Map hướng đi tới chỗ chụp

Các bạn chú ý nhé, nên đi sớm, vừa kết hợp chụp cầu, chụp xóm chài rồi xuống chụp soi bóng, thời gian 1 người bt đi bộ đến chỗ xuống là 20p, từ chỗ rẽ xuống chỗ chụp là 10p vì vậy bạn phải tính thời gian để khỏi lỡ mất khoảnh khắc nhé.
> Đầu tiên bạn gửi xe tại ga Long Biên, đi bộ qua cầu. Chú ý đi bộ bên phải cầu nhé, nghĩa là đi ngược chiều với chiều xe máy đi lại, Yên tâm, có phần dành cho đi bộ nên bạn ko sợ bị xe tông.
> Đi bộ qua phần nhà dân dưới gầm cầu -> đến phần bãi bồi trồng rau -> sông hồng có xóm chài -> đi bộ thêm 150m nữa, vẫn ở trên cầu có lối xuống bên tay phải để đi xuống bãi giữa (bạn xem trong hình nhé)+ + Sau khi đi bộ xuống dốc tại vị trí như trong hình, bạn đi xuống hết dốc, từ dốc đi thắng khoảng 15m nhé có thấy lối mòn bên tay phải bạn, tiếp tục đi thẳng qua bãi bồi cụ thể là vườn chuối, đi thẳng vào vườn, nó không có đường nhé, vì đây là vườn của họ, bạn cứ đi vào thôi, đi thẳng hưởng về phía sông hồng, khi nào thấy sông là tới, (vị trí hình *)
> Tại đây bạn sẽ thấy 1 cái chòi, chòi này do bác thuyền chài dưới xóm chài dựng lên, bạn lên đó chụp họ đòi bạn 100k/1 người. bạn có thể thuê họ làm mẫu, gia làm mẫu sẽ thêm tiền 300-500k gì đó (mình không chắc chắn lắm vì mình không bao giờ bị mất tiền cả vì mình không thuê mẫu cũng ko lên chòi). Bạn có thể lên chòi hoặc tìm góc phái dưới khác để chụp vẫn ok.

Chú ý khi chụp ở đây:

1. Rất nhiều muỗi, bạn cần mặc đồ dài tay, bôi kem chống muỗi trước khi đi.
2. Nên đi vài người vì nơi đây vắng vẻ nên những thành phần xxx có thể tập kích bạn (mình toàn đi 1 mình may ko sao)
3. Ở đây có rất nhiều cây cối, đất dốc, nên khi đứng chụp và di chuyển hết sức chú ý kẻo ngã là xuống sông.
4. Chòi được làm bằng những thanh gỗ không chắc chắn cho lắm, vì vậy không nên đứng nhiều người, mình thấy <4 người là tốt nhất.
5. Khi chọn chỗ đứng chụp, nên chọn vị trí nào có độ dốc mà bạn nhìn thấy được mép nước. Tuyệt đối không đứng vị trí cao mà bạn không nhìn thấy mép nước vì rất có thể đó là vị trí có hốc ngầm do nước xoáy tạo thành, khi bạn đứng và di chuyển có thể sụp không hay.
6. Bạn cần mang gì khi chụp ở đây:
- máy ảnh (tất nhiên rồi)
- ống góc rộng: 16-35 là đẹp nhứt, 14 cũng ok, nhưng 12 là hơi thừa và dễ bị vướng cây.ống 70-210 có thể có hoặc không.
- chân máy: bắt buộc
- Đèn pin: phải có, vì có thể bạn phơi khi về trời tối, đi trong vường nhiều dốc và cây cối là phải có đèn
- filter các loại.

Hình ảnh tham khảo

Dưới đây là một số hình ảnh mình đã chụp tại vị trí này các bạn tham khảo nhé (ở mỗi ảnh có thông sô của ảnh)


Cầu Long Biên, soi bóng nước sông Hồng (Iso 100, f/8, 1/ 20s, tiêu cự 16)

Người em của Eiffel (iso 100, f/9, 1/4s tiêu cự 15)

Lộn cầu vồng (iso 100, f/9, 1/ 15s, chụp pano ghép 5 tấm dọc ở tiêu cự 15)


Người lái đò trên sông Hồng ( iso 200, 1/200, f/9, tiêu cự 75mm).

Hết phần 1. 
(xin lỗi, vì mình buồn ngủ quá ko mở mắt nổi nữa nên sẽ bổ sung thêm sau ạ)

MOD Phạm Ngọc Thạch.

Wiki Việt Nam

Wiki Nhiếp ảnh

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply