Kiến thức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Phong cảnh và Tự nhiên

Nhiếp ảnh đời thường

Tin tức Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh Đen trắng

CHỤP TRĂNG - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT | Phạm Ngọc Thạch

Hôm nay em xin chia sẻ với ACE một nội dung không mới nhưng chắc nhiều người chưa biết. Tất cả, đều là kinh nghiệm của em qua các lần chụp, có thể nó chưa hoàn toàn chính xác xong em làm và thấy nó ok. Đó là vấn đề chụp trăng, có thể ACE chụp trăng thường, siêu trăng hoặc trăng máu, nguyệt thực.....




1. Chuẩn bị cơ bản:

- Máy ảnh (crop hay full fame đều ok)
- Ống kính: Cả tele và góc rộng( Tele tối thiểu bạn phải có tiêu cự 200, nếu bạn có ống 300-500 là mỹ mãn, em chỉ có 210 nên dùng vậy, ống góc rộng để chụp lấy view nền trước, ống góc rộng bao nhiêu tùy thuộc vào vị trí bạn chụp)
- Chân máy ảnh
- Dây bấm mềm

2. Thiết lập thông số máy:

Chụp trước 1 tấm làm nền: bạn dùng lens góc rộng chụp trước 1 tấm, bạn phơi sáng tối ưu (ACE nào chưa biết tự tìm hiểu cái này nhé)

Thông số khi chụp trăng:

- Sử dụng tele
- Cố định máy ảnh vào chân máy, sử dụng dây bấm mềm
- Cố định góc chụp trên máy
- Lấy nét chế độ M
- Tốc độ lớn, tối thiểu ở 1/50 (nếu bạn phơi quá lâu, trăng sẽ bị nhòe do trăng di chuyển)
- Iso: Tùy thuộc độ sáng của trăng, có thể để Iso từ 200-800
- Khẩu độ: Khép khẩu vừa phải: 5,6-11 

3. Cách chụp:

Do trăng ở rất xa, khi bạn chụp vào ảnh trăng bé như con ruồi vậy, nên để ảnh bạn có trăng to như quả bưởi trong ảnh bạn có thể thiết lập chế độ multiply, tuy nhiên không phải máy nào cũng có, và em không biết nên em không nói, thay vì bạn PTS trên máy em chụp riêng rồi về hậu kỳ.
Sau khi đã đặt cố định khuôn hình, ACE lấy nét trực tiếp vào trăng hoặc vạn lấy nét vô cự, sau đó ở nấc cuối trả nhẹ về 1 chút xíu, khóa nét, chú ý tắt chống rung trên máy và trên ống.
Sử dụng dây bấm mền khi chụp, tùy theo số lượng ảnh mà mình muốn, có thể chụp nhiều hay ít tấm, có thể mỗi tấm cách nhau 5-10 phút hoặc 10-30 phút tùy thuộc xem ACE xem dự báo của buổi hôm đó khoảng thời gian trăng xuất hiện, thay đổi pha như thế nào để quyết định. Nếu trăng xuất hiện và thay đổi từ 18h ngày hôm trước đến 5h sáng này hôm sau thì có thể kéo dài thời gian chụp mỗi tấm
Đồng thời quan sát bằng mắt sự thay đổi của trăng để chụp các tấm khác nhau.



Bức ảnh em chụp trăng, thông số, chụp ở tiêu cự 210 mà trưng bé xíu xíu, vì vậy anh chị chụp cố định trực tiếp ở tiêu cự lớn nhất, chỉ lấy trăng thôi, còn nên về hậu kỳ sau


Những pha của trăng máu và nguyệt thực cuối tháng 7 được chụp tại Miền trung, em nhập khẩu copy ảnh trên face của bạn, ảnh dung lượng rất nhỏ

4. Hậu kỳ ảnh

Do em chỉ biết sử dụng PS nên em chỉ nói cách em làm trên PS.
Em đang dùng PScc 2017

4.1 Chuẩn bị

Chuẩn bị 1 ảnh nền bạn muốn đưa trăng đã chụp vào, có thể đưa 1 ảnh trăng hoặc nhiều ảnh các pha chuyển động của trăng trên cũng 1 bức ảnh. Hình nền này có thể là ở cùng vị trí bạn đã chụp trăng mà trước đó bạn đã chụp 1 hình nên bằng lens góc rộng trước đó
Xử lý hình này ưng mắt bạn như xử lý 1 tấm ảnh phơi sáng phong cảnh thông thường (phần này ACE ai chưa biết lại tự tìm hiểu nhé). Sau khi chỉnh xong hình nền, save dưới dạng định dạng JPG để dùng tiếp khi cần.

4.2 Hậu kỳ ảnh trăng.

Bước 1: mở file hình nền đã chuẩn bị trong PS của bạn. máy mặc định là: Layer backroand
Bước 2: nhân đôi layer này được layer 1 (em luôn nhân đôi layer gốc vì nếu thao tác sai hay có lý do gì bạn không mất layer gốc, nên ACE chú ý nhé). (Phím tắt Ctrl + J )



Bước 3: nếu bạn muốn đưa nhiều bức ảnh trăng cùng 1 ảnh, tạo thành pha di chuyển thì chú ý tạo 1 đường elip nhé, không phải hình tròn, vì trăng di chuyển hình elip. Để tạo hình elip em dùng công cụ vẽ đường elip. trước tiên bạn tạo 1 layer mới (vị trí trong ảnh) sử dụng công cụ tạo hình elip (vị trí trong ảnh) để vẽ ra một hình elip, sử dụng công cụ đổ mực để đổ màu cho hình elip này (công cụ trong ảnh)

Bước 4: Bạn đưa lần lượt các pha của trăng vào trang làm việc của Ps.
Ví dụ ảnh đầu tiên, máy sẽ mặc định layer 3, đây là ảnh đầu tiên khi bạn chụp được. bạn có thể kéo to nhỏ kích thức trăng tùy theo bạn thích, đặt vào vị trí thích hợp trên hình Elip bạn đã vẽ ra. (giống như trong hình)

Kích chuột vào layer hình bạn vừa cho vào (layer 3) chọn chế độ hòa trọng với ảnh là: Lighten, Opecity để 100% (chế độ lighten là chế độ giữ nguyên vùng sáng, bỏ toàn bộ vùng tối, nên ảnh bạn chụp trăng chỉ co duy nhất hình trăng sáng, viền, vùng đen xong quanh sẽ bị mất toàn bộ (trong ảnh)


Bước 5: đưa hết các ảnh của các pha mà bạn muốn đưa vào hình, xếp các vị trí theo hình elip cân đối. tất cả đều chọn chế độ lighten).
Bước 6: sau khi đã đưa toàn bộ ảnh, bạn chọn layer 2 là layer vẽ hình elip ấn delete để loại bỏ hình này ra khỏi ảnh.
Bước 7: Bạn cân chỉnh lại màu sắc của các bức ảnh theo vừa mắt bạn
Bước 8: lưu sản phẩm mình vừa làm được, vậy là xong. Rất đơn giản phải không ạ
Cuối cùng đây là một số sản phẩm mà mình đã làm với các cách đã nói ở trên





Ảnh này là mình tự sướng, mình chỉ đưa duy nhất 1 hình trăng



Cuối cùng, chúc các bạn thành công, hy vọng nhận được sự góc ý để mình làm được tấm ảnh đẹp hơn.
Trân trọng.
MOD Phạm Ngọc Thạch

Wiki Việt Nam

Wiki Nhiếp ảnh

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply