Ảnh sắc nét là một tiêu chí quan trọng bậc nhất trong nhiếp ảnh. Một tấm ảnh mờ nhòe ngoài ý muốn dường như phải bỏ đi trong nuối tiếc (trừ khi bạn chủ động muốn ảnh mờ nhòe để diễn tả một vẻ đẹp thú vị nào đó). Vậy làm thế nào để có một tấm ảnh sắc nét? Chúng ta hãy cùng khám phá!
Ảnh sắc nét - 8 yếu tố cần nắm. Ảnh Nguyễn Mạnh Hà. |
- Độ phân giải (resolusion): mức độ chia nhỏ các chi tiết hình ảnh. Quyết định bởi cảm biến máy ảnh.
- Độ sắc (acutance): mức độ chuyển tiếp giữa các phần tử chi tiết hình ảnh. Quyết định bởi ống kính. Đây cũng có thể hiểu dễ hơn là mức độ sắc của đường nét chi tiết.
- Độ nét (in focus): tức độ đúng nét là mức độ focus quang học của ảnh cho trên cảm biến. Quyết định bởi kỹ thuật chụp ảnh.
Như vậy, chất lượng ảnh sắc nét được xem xét qua hai khía cạnh: Yếu tố thuộc về thiết bị và yếu tố thuộc về kỹ thuật.
- Độ sắc (acutance): mức độ chuyển tiếp giữa các phần tử chi tiết hình ảnh. Quyết định bởi ống kính. Đây cũng có thể hiểu dễ hơn là mức độ sắc của đường nét chi tiết.
- Độ nét (in focus): tức độ đúng nét là mức độ focus quang học của ảnh cho trên cảm biến. Quyết định bởi kỹ thuật chụp ảnh.
Phân biệt độ phân giải, độ sắc và độ nét |
Yếu tố thiết bị ảnh hưởng tới độ sắc nét của ảnh
1. Yếu tố ống kính
Chất lượng quang học giữa các ống kính có sự khác biệt đáng kể. Các hãng máy ảnh đều có những phân khúc lens bình dân và lens cao cấp. Ví dụ: Canon có lens thường và lens L (luxury). Sony có lens thường, lens G Master, lens Carl Zeiss,... Lens cao cấp được chế tác với chất lượng thấu kính tốt hơn và sự tính toán chặt chẽ cùng tiêu chuẩn kỹ thuật chính xác, cho quang sai thấp hơn hẳn ống kính thường.
Một chú ý nữa, nhìn chung, lens dành cho cảm biến Full Frame cho hình ảnh sắc nét hơn, tương phản nổi khối hơn với lens cho cảm biến Crop. Đặc biệt là cải thiện chất lượng ảnh ở vùng viền của khung hình.
Các ống kính cao cấp của Canon |
Khả năng chống rung quang học hỗ trợ rất tốt cho việc ổn định chất lượng ảnh, chống mờ nhòe trong điều kiện chụp thiếu sáng hoặc chụp tele (chụp xa) khỏi bị ảnh hưởng bởi rung tay. Khả năng được tích hợp cho một số dòng ống kính, thường có ký hiệu như sau:
- Canon: IS
- Nikon: VR
- Sony: OSS
- Tamron: VC
- Sigma: OS
- Fujifilm: OIS
Nắm rõ rằng, chức năng chống rung chỉ hỗ trợ chống rung tay chứ không hỗ trợ chụp chuyển động. Rất nhiều bạn bị lầm lẫn hai khái niệm này.
2. Filter
Kính lọc có ảnh hưởng một phần tới độ sắc nét của ảnh chụp. Đặc biệt khi bạn chụp ngược sáng, xiên sáng. Khi này ánh sáng không mong muốn có thể đi vào ống kính gây flare, quầng mờ, làm giảm chất lượng hình ảnh.
Fiter UV |
Trên thị trường có rất nhiều hãng kính lọc với đa dạng mức giá. Tùy vào mục đích sử dụng như: filter bảo vệ, filter UV, filter ND, GND,... mà ta chọn hãng kính lọc cho phù hợp, cân đối giữa ngân sách và chất lượng quang học. Nhìn chung, các hãng filter cao cấp như B&W, Heliopan có mức giá khá cao 1 - 1,8 triệu, thấp hơn chút mà vẫn cho ảnh tốt là Hoya, Marumi khoảng 300k - 700k. Còn lại là các lens bình dân với chất lượng thấp hơn. Filter xuất xứ Trung Quốc thường có chất lượng kém nhưng rẻ.
Filter vuông Benro |
Đối với filter hiệu ứng như ND filter, GND filter, Polarizer,.... có ảnh hưởng càng lớn hơn tới chất lượng nét trong của hình. Filter này đa dạng thương hiệu (Nissin, Benro, Cokin, Lee,...) và kiểu dáng (vuông, tròn, chữ nhật). Cần trải nghiệm thực tế trước khi mua bằng cách test phơi sáng, mượn bạn bè dùng thử,... để đảm bảo chất lượng ảnh vừa ý muốn mà hình thức filter tiện dụng mang theo khi đi chụp.
3. Yếu tố máy ảnh
- Cảm biến máy ảnh: Độ phân giải càng cao, hình ảnh càng chi tiết. Cho ta cảm giác hình sắc nét hơn. Tuy nhiên trong một giới hạn nhất định như màn hình máy tính, hay hình in 200x300 thì ảnh 50Mp cũng cho độ sắc nét y hệt ảnh 20Mp. Do đó, bạn cần nắm chắc nhu cầu của mình là gì để chọn mua máy ảnh cho phù hợp.
- Vệ sinh máy ảnh: Cảm biến rất dễ bám bụi mỗi lần thay tháo ống kính. Do đó, sau mỗi buổi chụp cần vệ sinh sạch sẽ bằng dụng cụ chuyên dụng. Đặc biệt là sau khi đi chụp biển về, hơi nước trong gió biển có chứa muối dễ gây gỉ sét cho các kết cấu cơ học bên trong máy.
- Vệ sinh máy ảnh: Cảm biến rất dễ bám bụi mỗi lần thay tháo ống kính. Do đó, sau mỗi buổi chụp cần vệ sinh sạch sẽ bằng dụng cụ chuyên dụng. Đặc biệt là sau khi đi chụp biển về, hơi nước trong gió biển có chứa muối dễ gây gỉ sét cho các kết cấu cơ học bên trong máy.
Cảm biến chống rung trên máy ảnh |
- Chống rung cảm biến: tương tự như chống rung quang học trên ống kính. Chức năng này được sử dụng trong phần lớn các trường hợp, trừ chụp phơi sáng. Khi phơi sáng, máy được cố định trên chân thì ta nên tắt chế độ chống rung này đi.
Yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng tới độ sắc nét của ảnh
4. Nắm rõ kỹ thuật canh nét
Máy ảnh có các chế độ canh nét sử dụng cho các đối tượng chụp khác nhau:
- Canh nét tự động đơn - Single AF: canh nét đối tượng tĩnh: chân dung, tĩnh vật,... Nhiều bạn thường để điểm canh nét ở giữa khung hình, khóa nét nửa cò, rồi bố cục lại. Cách làm này nhanh, tiện nhưng trong trường hợp khẩu mở lớn dễ dẫn đến chủ thể nằm ngoài DOF, bị out nét. Nên bố cục trước, chọn điểm canh nét trên khung hình vào vị trí cần nét trên đối tượng (mắt của mẫu, cánh hoa, nhụy hoa, côn trùng,...) khi đó ảnh sẽ đúng nét hơn.
Màn hình Single-shot AF
|
- Canh nét tự động liên tục - Continuos AF: Đối tượng di chuyển trước ống kính. Chế độ này hỗ trợ máy ảnh theo nét trong quá trình chuyển động đó.
5. Chú ý tốc độ màn trập
Thiết lập tốc độ màn trập phù hợp từng đối tượng chụp để đóng băng chuyển động hoặc tránh rung máy:
- Chụp tĩnh vật không chân máy: Tốc cần lớn hơn 1/30s, nếu tay vững có thể tối thiểu thấp hơn là 1/15s hoặc 1/20s.
- Chụp chuyển động đi bộ: Tốc cần lớn hơn 1/125s
- Chụp chuyển động xe đạp: Tốc cần lớn hơn 1/250s
- Chụp chuyển động em bé, chó, mèo: Tốc cần lớn hơn 1/300s
Xác định tư thế cầm máy đúng hỗ trợ chống rung máy khi chụp với tốc thấp hoặc chụp với ống tele.
Tư thế cầm máy đúng
|
Sử dụng chân máy giúp triệt tiêu rung lắc khi chụp, giúp thu sáng tối đa với tốc độ màn trập chậm mà không lo mờ nhòe. Kết hợp remote, dây bấm mềm để không cần chạm vào nút shutter khi chụp phơi sáng.
6. Chú ý ISO
ISO cao có thể khiến cho hình bị noise, bệt, thiếu chi tiết. Do đó cần test mức ISO tối đa chấp nhận được trên máy ảnh của mình, để lựa chọn mức ISO tối ưu.
Đọc thêm bài viết: ISO LÀ GÌ | CÁCH ĐIỀU CHỈNH ISO
Đọc thêm bài viết: ISO LÀ GÌ | CÁCH ĐIỀU CHỈNH ISO
7. Chú ý độ sâu trường ảnh DOF
Khi DOF quá mỏng có thể dấn đến chủ thể bị mờ chi tiết cần nét. Đặc biệt quan trọng trong chụp chân dung và chụp macro. Cần làm chủ DOF để đảm bảo chủ thể luôn nét.
Đọc thêm bài viết: ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH DOF
Đọc thêm bài viết: ĐỘ SÂU TRƯỜNG ẢNH DOF
8. Chụp hình liên tục - multishot continuous để bắt chuyển động
Khi đối tượng chuyển động, DOF và điểm canh nét cũng thay đổi. Tối ưu khi này ta nên sử dụng chế độ chụp liên tiếp nhiều tấm Multishot kết hợp canh nét liên tục Continuos AF để bắt dịnh mọi vị trí cũng như không bỏ xót khoảnh khắc giá trị nào.
Trên đây Wiki Nhiếp ảnh đề cập tới 8 yếu tố quyết định độ sắc nét của một tấm hình. Làm chủ 8 yếu tố đó chắc chắn rằng bạn sẽ có được tấm hình như ý! Chúc bạn luôn vui với bộ môn nhiếp ảnh đầy thú vị này.
Nguyễn Mạnh Hà.
Xem thêm: LÝ THUYẾT NHIẾP ẢNH - 33 KIẾN THỨC CƠ BẢN MÀ ĐỈNH CAO
Xem thêm: LÝ THUYẾT NHIẾP ẢNH - 33 KIẾN THỨC CƠ BẢN MÀ ĐỈNH CAO
Không có nhận xét nào: